Sinh mổ là ca phẫu thuật quan trọng nên mẹ cần được chăm sóc thật cẩn thận để tránh rủi ro.Sinh mổ ngày nay được nhiều mẹ bầu lựa chọn do tính thẩm mỹ và đỡ đau hơn nhiều so với sinh thường. Hiện nay ở Việt Nam,tỷ lệ sinh mổ đang có dấu hiệu ngày càng gia tăng đặc biệt là ở các thành phố lớn. Trung bình cứ 100 trẻ sinh ra thì có gần 40 trẻ sinh ra bằng phương pháp mổ. Thông thường sau khi sinh mổ, mẹ sẽ được giữ lại từ ba ngày đến một tuần tại bệnh viện để tiện theo dõi.
Dù có khá nhiều ưu điểm nhưng sau khi sinh nở, so với đẻ thường thì đẻ mổ cần được chăm sóc cẩn thận hơn rất nhiều. Sau sinh, mẹ đẻ mổ thường mất sức hơn, lâu phục hồi và mất nhiều thời gian để khỏe lại. Vì vậy các mẹ cần đặc biệt chú ý đến chế độ dinh dưỡng, hoạt động để nhanh lấy lại sức khỏe sau sinh:
TƯ THẾ NẰM NGHIÊNG LÀ THÍCH HỢP NHẤT
Sau khi sinh mổ, nằm nghiêng là tư thế thích hợp nhất .Tư thế nằm ngửa sẽ khiến bạn đau đớn rất nhiều, vì thế nên nằm nghiêng, kê gối sau lưng, tạo với mặt giường một góc khoảng 20 – 30 độ. Tư thế này sẽ giảm tối đa việc tác động đến vết mổ, nhất là khi dịch chuyển cơ thể. Tuy nhiên, bạn vẫn nên lưu ý rằng càng ít cử động thì càng đỡ đau.
Trong vòng 6 giờ đầu tiên, cơ thể bạn vẫn còn bị ảnh hưởng của thuốc dùng gây tê màng cứng khi mổ, vì vậy bạn nên nằm duỗi thẳng người, không kê gối, để tránh một tác dụng phụ của thuốc là đau đầu. Sau khoảng thời gian này, bạn vẫn nên nằm nghiêng để giảm đau.
VẬN ĐỘNG NHẸ NHÀNG
Tuy là sau khi sinh mổ mẹ sẽ rất mệt mỏi nhưng mẹ cũng đừng nằm quá lâu . Nằm lâu trên giường sẽ làm sản dịch bị ứ đọng trong tử cung, gây nguy hiểm. Vì vậy thời gian đầu sau khi mổ, ngoài việc nghỉ ngơi mẹ cũng nên kết hợp với động tác vận động nhẹ nhàng. Một ngày sau khi mổ, mẹ nên ngồi dậy, vận động tay chân và đi lại trong phòng. Những vận động này còn giúp vết thương mau lành, tăng cường nhu động ruột, tránh nguy cơ dính ruột.
Mẹ cũng nên cho trẻ bú sữa sớm để kích thích dạ con co bóp, giúp tống sản dịch ra ngoài
Trong vòng 2 tháng, chị em sinh mổ nên tránh vận động mạnh để không ảnh hưởng đến vết thương, bởi sau sinh, các khớp giãn, cơ còn yếu, nhất là cơ vùng bụng vốn bị giãn rất nhiều. Hãy để người nhà giúp đỡ các việc gia đình, đừng cố tự làm nếu bạn muốn nhanh bình phục.
ĂN UỐNG CẦN BỔ SUNG THÊM NHIỀU VITAMIN
Trước khi bước vào phòng mổ, thông thường các mẹ sẽ được bác sĩ yêu cầu thụt để ruột được sạch sẽ. Vì vậy sau sinh, các mẹ sẽ có cảm giác đói kinh khủng. Tuy nhiên, 6 tiếng sau khi mổ, mẹ không nên ăn uống bất cứ thứ gì vì thời gian này chức năng đường ruột bị hạn chế, đường ruột ứ đọng nhiều khí. Việc đưa thức ăn vào cơ thể lúc này có thể gây đầy hơi, táo bón khiến việc hồi phục kéo dài.Sau khi đào thải lượng khí ra ngoài, mẹ có thể bắt đầu ăn uống lại.
Ngày đầu sau sinh mổ, bà mẹ cần đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống. Chỉ nên uống nước lọc, nước đường và ăn cháo thịt loãng cho đến khi bạn đánh hơi được mới bắt đầu ăn thêm các thực phẩm khác như sữa và các loại thức ăn nhanh: phở, hủ tiếu, nui… Sang ngày thứ 2 trở đi, bà mẹ ăn uống bình thường, chú ý ăn nhiều đạm và các thực phẩm có nhiều canxi. Đồng thời uống nhiều nước để có sữa cho bé bú.
Mẹ nên chú ý chọn những thức ăn mềm, lỏng .Do ảnh hưởng của thuốc gây tê, từ 3-5 ngày sau khi mổ, mẹ vẫn bị tình trạng táo bón nhưng nó sẽ hết ngay sau đó thôi, mẹ không cần quá lo lắng. Chú ý bổ sung thêm các vitamin A, B, C trong các bữa ăn hàng ngày vì các loại vitamin này có tác dụng làm giảm tình trạng viêm nhiễm vết mổ. Viatmin K và các chất như canxi, kẽm, sắt, đồng và protein cũng đóng vai trò quan trọng trong việc cầm máu, tạo máu và làm lành vết thương. Ngoài ra, mẹ nên chú ý uống thêm nhiều nước.
Các mẹ cũng cần tránh những món ăn có tính hàn như cua, rau đay. Không nên ăn quá sớm những thức ăn tanh như cá, ốc bởi chúng sẽ ức chế sự ngưng tụ của máu, không có lợi cho việc đông máu sau khi mổ, khiến vết thương lâu lành.
CHĂM SÓC VẾT MỔ THEO HƯỚNG DẪN CỦA BÁC SĨ
Hiện nay đa phần đều áp dụng kiểu mổ ngang, hơn nữa còn áp dụng cho các vết mổ thẩm mĩ, chỉ khâu cũng đa phần là loại chỉ có thể thấm hút, loại chỉ này ở trong cơ thể, sau sáu tuần sẽ tự tiêu hết không cần các phương pháp cắt chỉ khác.
Để giảm việc vết thương lồi lên và để lại sẹo, đồng thời cũng để tăng cường vết thương lành khỏi nhanh hơn các bạn hãy làm theo những hướng dẫn của bác sĩ để chăm sóc vết mổ được an toàn. Thời gian này, các bà mẹ tắm bình thường, tắm bằng nước ấm, không nên tắm nước lạnh và ngâm mình trong bồn tắm.
Không tự ý bôi thuốc gì lên đó, không thảo bỏ hết găng gạc nhưng cũng đừng băng quá chặt vết mổ, vì tất cả những điều này đều có thể gây viêm nhiễm hoặc làm tăng tổn thương. Sản phụ cũng phải giữ gìn tối đa để tránh bị cảm mạo, cảm cúm, vì khi đó sức đề kháng sẽ giảm và nguy cơ viêm nhiễm sẽ tăng lên.
Chú ý vết mổ để hở không cần băng kín và luôn luôn khô thoáng giúp cho mau liền sẹo.
Mỗi ngày cần kiểm tra độ nóng trong cơ thể, nếu vượt qua 38 độ C thì có thể bị viêm nhiễm, nên lập tức gặp bác sĩ để kháng chế trị liệu.
Làm theo những lưu ý trên các bà mẹ hãy yên tâm có thể tự chăm sóc bản thân và tránh được nhiều nguy cơ viêm nhiễm sau mổ. Chúc các bà mẹ luôn khỏe mạnh vết mổ lành đẹp như lúc